Friday, May 8, 2015

Kiệt Tác Kiến Trúc Nhà Thờ Gỗ Ở Tây Nguyên

Nhờ thờ Gỗ Kon Tum xứng đáng được coi là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất của Việt Nam.

Nhà thờ chính tòa Kon Tum (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), thường được gọi là nhà thờ Gỗ, là một ngôi nhà thờ kiến trúc rất đặc biệt.

Khởi công năm 1913 và hoàn thành năm 1918, nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu chủ yếu là gỗ, trong đó nhiều nhất là gỗ cà chít

Các bức tường của nhà thờ được xây bằng vữa trộn rơm, không dùng đến bê tông cốt thép. Đây là một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam

Kiến trúc nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của vùng Tây Nguyên Việt Nam, cụ thể là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà thờ Roman kết hợp với nhà sàn của người Ba Na

Để xây dựng nhà thờ, các linh mục người Pháp đã huy động nhiều nghệ nhân người Kinh từ các làng nghề ở Bình Định, Quảng Nam và cả các tỉnh miền Bắc

Tượng Chúa ở mặt trước nhà thờ

 Đỉnh tháp chuông

Các cột và cửa ra vào được chạm khắc những họa tiết kết hợp giữa châu Âu và Tây Nguyên

Mái nhà thờ được lợp ngói

 Bên trong thánh đường

Hệ thống cột, rui, mè... bằng gỗ nổi bật trên nền tường sơn trắng

Các khung cửa kính màu vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho thánh đường

Vòm cửa sổ nhìn từ phía ngoài

Từ mặt trước nhà thờ nhìn ra thành phố Kon Tum

Nhờ thờ Gỗ Kon Tum xứng đáng được coi là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất của Việt Nam.

Theo KIẾN THỨC

No comments:

Post a Comment