Monday, December 2, 2013

Lời Bình Của Một Độc Giả


Chị Người Phương Nam thân mến,

Cám ơn chị đã chuyển đi nhiều bài vở có giá trị và lý thú. 

Bài nói về tâm tình của người chuyển email quả là tình trạng chung của nhiều người, kể từ khi có Internet.

H cũng đã tự nguyện làm công tác chuyển emails cả 10 năm nay, và dĩ nhiên cũng underwent cái chuyện người nhận email buông ra những lời nói "vô ý thức" phát xuất từ cái tâm "ích kỷ, vô ơn" và cũng  nhận không ít hồi âm vui vẻ, tươi mát, phấn khởi...
Mới đầu còn bị shock vì những lời lẽ thấp kém, sau đó bỏ tên những người không hạp với mình ra là OK.

Lâu dần, dường như ai ai cũng nhận 1 ngày quá nhiều email đến đọc không xuễ nên phải chọn lọc những gì mình interested thôi, và cũng  không thể hồi âm cho từng email được!

Tâm lý người chuyển thư, như chị có nói, là những gì thấy hay cần truyền bá cho tập thể thì mình không thể làm ngơ, kệ! sẽ đem lợi lạc dù 1 người cũng là điều tốt.

Tuy nhiên, bây giờ không còn hăng hái như xưa, tùy duyên mà thôi, để không rơi vào hụt hẫng như trước, và để thì giờ để tu hành.

Đạo Phật cũng phảng phất trong văn thơ của chị, cho người đọc có 1 cảm thông, gần gủi với chị lắm; vì người có đạo sẽ phải tự trao dồi để hướng về thiện lành.

Riêng H thì cảm thấy hạp Thiền Tông và đeo đuổi cũng đã gần 20 năm. Vừa nghiên cứu giáo pháp, vừa ngồi thiền. 

Có 1 lần thiền, bổng thấy tâm mình chuyển sang 1 niềm phỉ lạc lạ thường (có lẽ cở sơ thiền : "Ly Sanh Hỷ Lạc"). Đó là 1 niềm hạnh phúc mà tất cả niềm hạnh phúc từ bé đến lớn cộng lại cũng không sánh kịp. Mình như được bao bọc trong 1 trường hạnh phúc ...vì không có thầy dẩn dắt nên để chuyện đời chen vào từ từ nên niềm hạnh phúc này phôi phai dần, chỉ kéo dài cở 2 tháng. 

Từ đó H mới hiểu ra rằng:
Tất cả chúng sanh có 1 nhầm lẫn then chốt là luôn hướng ngoại để tìm cầu hạnh phúc, thí dụ như nhan sắc, tài cán, bằng cấp, danh vọng, tài sản, thành tích, lời khen tặng, và nhất là tìm 1 người yêu thương mình thật sự...nói chung là từ vật chất, từ con người lẫn những ý niệm trừu tượng...miển những thứ này thỏa mãn cái ngã chấp...chứ họ nào có biết rằng những hạnh phúc ấy nó như là đồ giả không có giá trị và dễ tan.
Tất cả vạn pháp có bản chất là vô thường (không thường hằng) kể cả cái tâm mà mình sử dụng hàng ngày...nó luôn biến thiên chưa bao giờ ngừng nghỉ, cho nên mình không thể nắm bắt được nó, mình cứ bị nó lởn vởn trước mặt như 1 cái mồi cho mình cứ lao theo cho đến khi tàn hơi thở sau cùng.

Trái lại niềm hạnh phúc thật sự tuôn ra từ suối nguồn tâm linh ( chân tâm, Phật Tánh, trí huệ Bat Nhã, Tri Kiến Phật,cái KHÔNG...) nơi đó không có dấu vết nào cũng khổ đau, nó thanh tịnh và hằng chiếu soi.

Cái hạnh phúc mà H được nếm thử, chẳng qua chỉ là mới ngấp nghé ở ngoài cánh cửa KHÔNG nên nó mới phai nhạt đi, chứ 1 thiền sư đắc đạo thì nó ở lại luôn, và họ luôn sống trong trí huệ Bát Nhã này.

Tóm lại ai cũng có Phật Tánh nên Phật mới nói : "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành ". Chỉ có điều là chúng sanh cứ vọng ngoại và khi sống nội tâm, cũng là sống với cái tâm vọng với bao nghĩ suy, so sánh, mong cầu, hơn thua, tốt xấu theo nhị nguyên...sống theo cảm thọ vui buồn, sống như con rối của tâm chấp ngã.
Nhận thấy cuộc đời mình cũng chẳng còn bao nhiêu, nếu để hết thời gian còn lại cho tu hành còn không đủ đâu, cho nên mình cũng chớ nên hoang phí thêm.

Dạo này H đã nghe thêm thuyết pháp của 1 sư đã thấy tánh (thể nhập được Phật Tánh), cảm thấy con đường tu hành rõ nét hơn.
Nếu chị thích, có dịp sẽ bàn thêm, còn như chị vẫn thích văn thơ hơn (công nhận chị cũng có khiếu lắm) thì xem như chưa có duyên với Phật pháp.
Thân ái
Diêu Châu (TH)

**********
Sau đây là vài hàng gởi bè bạn trước khi chuyển bài "Đừng Nhạo Báng" mà chị đã chuyển. Lần nữa, cám ơn chị nhé. 

Nếu không muốn cột ràng nghiệp xấu với nhau, chớ nên "hurt" kẻ khác qua lời nói (khẫu nghiệp), bởi vì ai cũng chấp ngã. 
Nếu vì thói quen, vì coi thường, vì quá thân quen, vì thích trào phúng...mà vi phạm cái ngã này, thì quả đã làm người ta đau thấu tâm can và không dễ gì quên trong suốt quảng đời còn lại. Nếu biết tu thì nên tránh xem thường lỗi này, và nếu lỡ nghe ai xúc phạm mình, cũng nên bỏ qua cho mình được thân tâm an lạc  (là 1 cách thương mình và trân trọng tình người).

Hài kịch của người Việt trái lại luôn khai thác điểm này để xúm nhau cười và vô hình chung lèo lái tập thể người Việt có lối nói năng như thế nhất là khi tụ tập ăn uống với nhau. Quý ông, sau khi có rượu vào lại càng ăn nói xả cảng, hậu quả là giận nhau, gây nhau, đánh lộn nhau...chuyện này dường như là 1 kiểu thể hiện 1 trong những nét văn hóa về tình người một cách đáng buồn...chưa kể còn vô số khía cạnh khác.
Thôi thì mỗi người hãy làm tốt bản thân mình, trước khi dòm ngó người khác tốt hay xấu. Đến khi nhìn lại, lành thay, ít ra cũng còn nhiều người rất dễ thương và đáng quý trọng.
Diệu Châu (TH)

Chào Chị Diệu Châu!
Rất cảm kích những lời ưu ái chân tình của chị dành cho mình. “Diệu Châu” là pháp danh phải không thưa chị?
Đọc những bài thiền tịnh trên diễn đàn, mình cũng muốn noi gương tu tập để có được cái tâm bình an buông xả. Nhưng thật tình thì chưa thể nào kiếm ra được thời giờ và cũng không thể nào buông bỏ bổn phận của mình đối với gia đình trong lúc này cho được. Trên còn cha mẹ già, dưới có con cháu, giữa thì có ông xã. Cả ngày hết bận chuyện này đến chuyện nọ, thân bất tự kỷ, không thể tùy tiện theo ý mình khiến nhiều lúc chán chường vô kể. Vì vậy mình phải tìm khuây khỏa trong thơ văn qua mạng ảo. Có nhiều bài rất hay, hữu ích thiết thực, nếu đọc xong rồi xóa đi thì uổng phí công sức và tâm huyết của tác giả cho nên mới nghĩ chuyện làm một blog riêng để lưu trử cho mình và cho những ai đồng cảm.

Tuy không nghiên cứu về tôn giáo nhưng mình cũng hiểu được đời là vô thường, lúc có lúc không, khi còn khi mất không có gì tồn tại mãi và khi chết đi cũng chẳng mang theo được gì. Triết lý nhà Phật rất uyên thâm sâu sắc, học cả đời cũng chưa quán triệt nhưng tóm gọn là từ bi hỷ xã. Còn giáo lý Thiên Chúa thì dạy con người đức bác ái, sống khiêm cung, biết tha thứ, ăn hiền ở lành, tránh xa tội lỗi qua 10 điều răn Đức Chúa Trời. Đối với mình thì tôn giáo nào cũng như nhau, cũng đều tốt cả, gặp chùa thì thắp nhang lạy Phật, tới nhà thờ thì đọc kinh viếng Chúa. Vì vậy thiết nghĩ, mình không nhứt thiết phải tuân theo giới luật điều răn của bất cứ tôn giáo nào, miễn sao cảm thấy đúng lương tâm thì thôi.

Phật tại tâm Chúa ở trong lòng
Phải đâu đi lễ mới thông công
Phải đâu vào chùa mới Phật tử
Nếu là miễn cưỡng cũng như không

Nhận được email của chị từ trưa nhưng tới giờ này, khuya lơ khuya lắc mới có giờ bình tâm để hồi âm cho chị thì chị đủ biết mình còn nặng nghiệp qủa tới đâu. Cám ơn những chia sẻ về thiền tịnh và Phật pháp của chị. Cầu chúc chị thành công trên con đường tìm về nước Phật. Thân mến.



  Người Phương Nam

No comments:

Post a Comment