Thursday, April 25, 2024

Cái Giá Của 400 Đồng Bạc - Cánh Cò


Trong thế giới do cộng sản lãnh đạo hầu như không có việc gì lại không thể xảy ra. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của những người đầu óc không được lành lặn thì những câu chuyện đi ngược lại lương tâm nhân loại lại càng nhiều hơn những nước cộng sản anh em khác. Quá nhiều chuyện vừa khôi hài vừa đáng căm phẫn đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra chừng như thách thức sức chịu đựng của người dân. Câu chuyện mới nhất tại Đầm Dơi, Cà Mau khiến người nghe không thể giữ im lặng. Nếu đứng trước mặt những nhân vật trong câu chuyện này người dân chắc không thể nào kiềm chế để chỉ tay vào mặt những kẻ lộng quyền và ngu dốt cho họ biết thế nào là con người và thế nào là thú vật. 

Bởi tất cả bọn họ là con người nhưng cách hành xử không khác gì thú vật. 

Đầu tháng 2-2020, giáo viên Nguyễn Văn Thanh dạy tại Trường THCS Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đưa con lên Thành phố Cà Mau để nhập học. Trên đường về lại Đầm Dơi, thầy Thanh có ghé dọc đường mua hai hộp khẩu trang giá 130 nghìn đồng/hộp/50 cái. Khi về đến nhà một số học sinh ngỏ ý muốn thầy Thanh chia lại số khẩu trang này và thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái tổng cộng là 8000 đồng.


Tuy nhiên theo sự bày tỏ của thầy Thanh thì thầy không hề tính tới việc kiếm lời. Số tiển 400 đồng đáng lẽ phải thối lại thì lại không có tiến lẻ để thối và vì thấy số tiến 400 đồng quá nhỏ bé nên thầy giữ lại. Tuy nhiên số tiền đáng được gọi là nhỏ lẻ ấy lại làm cho thầy Nguyễn Văn Thanh thất điên bát đảo trong mấy ngày qua.

Trước tiên thầy bị quản lý thị trường áp tải về văn phòng ở đó hạnh họe rằng thầy không phải là pháp nhân có quyền mua bán khẩu trang y tế vì hiện đang xảy ra dịch Covid-19. Việc buôn bán khẩu trang là sai nguyên tắc và thầy Thanh có biểu hiện đầu cơ, gian dối kinh doanh trái phép.

Tiếp theo đó là màn đấu tố thầy Thanh tại cơ quan làm việc. Trường THCS Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã họp thống nhất kiểm điểm thầy Thanh đã bán khẩu trang y tế không đúng giá quy định. Kết quả, các thành viên dự họp nhận định thầy Thanh có vi phạm như trên, lý do nhận thức chưa đầy đủ về việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của cơ quan chức năng trong thời gian phòng, chống dịch cúm corona. 

Ông Võ Lợi – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đầm Dơi cho biết việc kiểm điểm thầy Thanh là đúng quy định. 

Một bản quyết định kiểm điểm được gừi cho báo chí hy vọng các tờ báo lề phải sẽ tiếp tay đấu tố “nhà giáo đầu cơ” Nguyễn Văn Thanh nhưng hầu như không báo nào tiếp sức cho hành vi mất nhân tính này, ngược lại bản tin mang đến cộng đồng người đọc một luồng không khí nóng bức giữa cơn đại dịch.


Câu chuyện thầy giáo Thanh làm nhiều người nhớ lại thời gian sau giải phóng, lúc quản lý thị trường làm bá chủ khắp mọi miền đất nước. Đi bất cứ nơi đâu cũng thấy những kẻ mang chiếc băng vải màu đỏ trên tay kẻ bốn chữ QLTT. Những khuôn mặt đầu trộm đuôi cướp từ hẻm hóc tăm tối trồi ra đường phố, vênh váo bắt giữ tất cả những ai mang trên mình bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Từ những ký thịt heo ở chợ đến từng ký gạo trắng từ miển Tây mang về Sài Gòn. Những hạt cà phê giấu trong người bị QLTT xé tung vung vãi trên đường mặc cho người dân kêu la thảm khốc. Có người đã tự tử vì mất trắng số vốn nhỏ nhoi nuôi sống gia đình. Có người điên khùng lê lết tại những bến xe miệng lẩm bẩm nhắc tới món hàng bị QLTT tịch thu. Những cơn ác mộng có tên Quản lý thị trường có lẽ nói không thể hết.

Hôm nay chúng lại xuất hiện trờ lại với khuôn mặt mới, có vẻ có “giáo dục” hơn, có “văn hóa” hơn vì những chiếc khẩu trang của thầy giáo Thanh không bị tịch thu, tuy nhiên bản chất vẫn y như cũ tức là cách đây hơn 40 năm: Thầy Thanh không bị tịch thu món hàng “quốc cấm” là những chiêc khẩu trang nhưng công ăn việc làm của thầy bị tịch thu. Hai chữ “tịch thu” không bao giờ được quên bởi những người vẫn mang chiếc băng vải màu đỏ kẻ 4 chữ QLTT. 

Nhưng Quản lý thị trường trong câu chuyện thầy giáo Thanh không phải là nhân vật chính. Nhân vật chủ yếu được nhắc nhở là tập thể giáo viên trường THCS Nguyễn Huân những người đưa tay bỏ phiếu “có tội” cho thầy giáo Thanh. 

Họ là những người được học hành tử tế và nghề nghiệp của họ là hướng dẫn cho học sinh điều hay lẽ phải trước khi bước vào đời. Họ có thể bị áp lực từ Hiệu trưởng mới cam tâm cắt đứt nồi cơm của đồng nghiệp một cách lạnh lùng. Những giáo viên ấy hôm nay có lẽ đã nhận đủ gạch đá từ dư luận. Gia đình, con cái và thân nhân của họ có lẽ đã thấm thía thế nào là sự nhẫn tâm bắt đầu từ lá phiếu khiến một người đang an lành trờ nên cùng quẫn. Trong thâm tâm mỗi người trong bữa họp kiểm điểm thầy Thanh đều biết rằng thầy Thanh không đi buôn kiếm lời và số tiến 8000 đồng nhỏ nhoi ấy không thể nuôi sống cho thầy dù chỉ một ngày ngắn ngủi.

 

Vậy mà cái đám đông có tên gọi là giáo viên ấy lạnh lùng cho rằng thầy Thanh đã vi phạm, tuy không xác định vi phạm điều gì một cách cụ thể nhưng cái đám đông hùa mị ấy đồng thanh luận tội một đồng nghiệp đáng thương chỉ để khoe rằng ta cũng có quyết định rất quan trọng cho một con người, cũng có nghĩa rằng ta cũng có quyền lực như ai.

Quyết định ấy không những chỉ giết chết con đường kiếm sống của thầy Thanh nó còn gián tiếp giết chết cái trường mang tên Nguyễn Huân tại Đầm Dơi cũng như những ngôi trường khác trên mảnh đất đầy phèn của xứ sở Cà Mau. 

400 đồng bạc Việt Nam chỉ trong một đêm trở thành nổi tiếng với hệ thống tiển tệ thế giới. Tuy tại Việt Nam nó không mua được bất cứ món hàng gì nhưng nó lại mua được sinh mệnh của một nhà giáo, bất kể ông ấy có đi buôn khẩu trang hay không.


Rất nhiều người tiếc cho ông nhà giáo đã không dám lên tiếng phản bác những lời buộc tội đối với ông. Thế nhưng những người này quên rằng tuy bề mặt chỉ có quản lý thị trường và giáo viên trường Nguyễn Huân có công trong việc bôi bẩn thầy giáo Thanh nhưng bên dưới câu chuyện ấy là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ khi cộng sản chiếm chính quyền cho tới nhà lao. Cướp chính quyền để có sức mạnh đàn áp, cướp nhà lao để có chỗ giam cầm người lên tiếng

 

Cánh Cò

(Blog RFA)

Tháng Tư, Biên Hòa - Đỗ Công Luận

Đã Đến Lúc Nhớ Ơn Các Chiến Sĩ - Sương Lam


Tuần rồi, người viết nhận được tin từ bạn hữu gửi đến như sau: 

“…….Từ năm 2022, đã có tin rò rỉ từ nội bộ chính quyền, rằng sẽ phải bằng mọi cách chấm dứt chương trình Tri Ân TPB-VNCH, trước 2025, tức nhân dịp 50 năm CSVN cưỡng chiếm miền Nam tự do.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/chuong-trinh-tri-an-tpb-vnch-o-sai-gon-ngung-hoat-dong/...... ”

 

Thật tội nghiệp cho các TPB/VNC từ nay sẽ mất đi niềm vui khi nhận được món quà tình thương của đồng hương hải ngoại gửi tặng cho quý anh trong những lúc khốn cùng.

Có nhìn hình ảnh trong bản tin, bạn sẽ đau buồn không ít khi thấy nhiều TPB mất đi một phần thân thể hay đui mù, bịnh tật vì chiến tranh, để bảo vệ lý tưởng tự do.

Rồi nước mất nhà tan, chúng ta phải lưu lạc nơi xứ người và dần dần ổn định được cuộc sống trong khi bao nhiêu người còn đói khổ ở trời Nam, trong đó có các TPB/VNCH.  

Gia đình người viết không có ai phục vụ trong quân đội VNCH trước đây, nhưng chúng tôi không bao giờ quên ơn những chiến sĩ Việt Nam và đồng minh đã bỏ mình hay bị thương tật trong chiến tranh Việt Nam trước đây vì họ đã hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ cho lý tưởng tự do, nhân bản, hòa bình cho thế giới.

 

Trong niềm xúc động đó, người viết xin được tâm tình qua bài thơ dưới đây, hy vọng đó cũng là cảm nghĩ của bạn.

 

Đã Đến Lúc Nhớ Ơn Các Chiến Sĩ

 

Đây không phải là lúc ngồi than tiếc

Thời vàng son oanh liệt của ngày qua

Sống yên thân trong nhung gấm, lụa là

Bên vợ đẹp, con xinh và hạnh phúc

 

Đây không phải là lúc ngồi cúi gục

Bên trận cười suốt sáng với thâu đêm

Bên tiệc ngon, rượu uống đến môi mềm

Quên tất cả nước non cùng trời đất

 

Đây không phải là lúc ngồi khóc ngất

Khóc non sông oằn oại những nội thù

Khóc bao người phải vĩnh biệt thiên thu

Bỏ xác ở biển sâu hay rừng vắng

 

Đây không phải là lúc ngồi trách mắng

Lỗi của anh hay là lỗi của tôi

Vì quê hương nay đã thật mất rồi

Bởi chia rẽ, bởi lợi danh, quyền thế

 

Đây không phải là lúc ngồi kể lể

Chuyện ngày xưa, thành tích với chiến công

Vì nếu ai trên dưới cũng một lòng

Thì đất nước đã chẳng vào tay giặc

 

Đây không phải là lúc ngồi thắc mắc

Anh với tôi, ai mới thật là yêu

Yêu quê hương, yêu đất nước rất nhiều

Bằng thành thật hay chỉ lời hoa mỹ

 

Đây là lúc chúng ta cùng tự kỷ

Chúng ta cùng có tội với non sông

Với tổ tiên, với dân tộc, giống dòng

Bởi chia rẽ, bởi tỵ hiềm, đố kỵ

 

Nay mới thấy Tự Do là rất quý

Phải trả bằng xương trắng với khăn tang

Bằng cách ly, bằng cửa nát nhà tan

Bằng kiếp sống nổi trôi nơi xứ lạ

 

Nay ta hãy mọi lòng chung tất cả

Hướng tấc lòng về tổ quốc quê hương

Đem trái tim mà dệt một tình thương

Đến tất cả thương binh nơi cố quốc

 

Người chiến sĩ hy sinh cho Tổ Quốc

Chết liệt oanh, chết lặng lẽ vô danh

 Vạn cốt khô chỉ nhất chiến công thành

Xin tất cả hãy cúi đầu truy niệm

 

 Sương Lam


Mời xem thêm ảnh thơ và Youtube do anh Lính Thủy thực hiện dưới đây:

Đã Đến Lúc Nhớ Ơn Các Chiến Sĩ - Thơ: Sương Lam-Thực hiện khung thơ & Kèm nhạc :Lính thuỷ.

https://youtu.be/ki6c_jppu1A 

 

Trong cuộc sống hiện tại, nhiều người luôn nghĩ mình là người quan trọng và biết đâu rằng những người quan trọng này đã làm gia đình tan vỡ, đã làm nước mất nhà tan. 

Xin mời đọc bài viết dưới đây của Thầy Thích Tánh Tuệ để mà suy ngẫm về cái "Ngã" của mình, về sự vô thường của vạn vật. 

Kính tri ân Thầy Thích Tánh Tuệ 

Nếu Đời Không Có Ta...

Trăm nghìn lần đừng cho mình là “quá quan trọng”, bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động. 

Xin kể bạn nghe chuyện Lạc đà và con ruồi. 

Có một con lạc đà phải trải qua trăm ngàn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn. Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.

Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói: “Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!” 

Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói:

“Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?” 

 

- Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng

Có một cậu thanh niên sống trong gia đình đông người, mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Một lần nọ, cậu ta đột nhiên có suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút. Trước khi ăn cơm, cậu ta chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình. 

Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm cậu ta cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của cậu trong bàn ăn.

Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, cậu ta mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại.

Từ lần đó trở đi, cậu ta tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.”


Người viết chỉ là một người Việt Nam tầm thường nên xin được tâm tình như sau: 

“Xin đừng mộng chuyện công hầu khanh tướng 

Xin đừng mơ chuyện mưu bá đồ vương

Xin hãy làm một người Việt bình thường

Yêu đất Việt vì ta là người Việt”

 Thơ Sương Lam

 

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn 

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN-MCTN 709-ORTB 1139-42424)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/

Wednesday, April 24, 2024

Đau Thần Kinh Tọa: Nguyên Nhân Và Cách Trị | VOA - BS Phùng Mạnh Lành

Đời Người...

Đời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất…

photo Life -Love_zpsokzsdrvo.jpg

1. Bốn cái khổ

Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.

Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.

Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.

Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.


2. Nỗi đau

Một đời người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng.

Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời.

Mỗi người đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ:

– Khi lạnh hãy mặc thêm áo khoác cho mình;
– Khi đói mua cho mình một cái bánh;
– Khi đau hãy tự cho mình một chút kiên cường;
– Khi thất bại thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy đích thực là chính mình.
 

3. Tiêu chuẩn

Không nên lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính màu để nhìn người khác. Bởi vì mỗi người đều có sở thích, cá tính, cũng như giá trị của riêng họ. Những điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt.

Lý giải về hạnh phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình.

Tin tưởng chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh phúc nhất.

Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực nhất.


4. Hạnh phúc

Hạnh phúc là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn thương.

Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người khách ghé thăm bạn mà thôi.

Một người dẫu có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyên ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn.

Ai cũng muốn tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con ngươi ai cũng có khuyết điểm. Yêu chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau.

Có được một người có thể làm cho bạn vui vẻ cả đời, mới chính là mục tiêu của cuộc sống.


5. Buông bỏ

Khi những thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí” gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời.

Mấy ai có thể biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương. Nếu nước mắt không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào.

Bạn có thể nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn.

Hãy ngoảnh mặt bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình.

photo Nature_zpsvjsioxmg.jpg

6. Được và mất

Khi còn trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc.

Có một số thứ, khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng.

Khi lâm vào giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được.

Trong cái được và mất, có những sự việc nhỏ bé không đáng kể, nhưng chúng khiến bạn đau, khiến bạn yêu, bạn hận, khiến bạn cả đời phải đau khổ, cả đời phải khác cốt ghi tâm.

photo let-go-_zpshngb0fq1.jpg

7. Cánh cửa cuộc đời

Đời người tựa như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh cửa.

photo the_door_of_life__zpsdalarhc5.jpeg

Kỳ thực trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất.

Thành công và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là không giống nhau. Mấu chốt là phải năm chắc được điều bạn muốn là cái gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều.


8. Tình bạn

Tình nghĩa bạn bè, cuối cùng sẽ dần dần phai nhạt. Để có một người bạn đích thực thường phải mất vài năm hoặc vài chục năm, mà đắc tội với một người bạn có thể chỉ trong vài phút, hoặc chỉ vì một chuyện.

.photo friendships_zpswm2e9qcd.jpg

Thế tục phù phiếm, lòng người phức tạp, rất mẫn cảm với những lặt vặt nhỏ nhoi, đều là trở ngại cho sự tiến triển của tình bạn.

Có lẽ bởi vì là bạn bè, nên đã thiếu đi một chút băn khoăn, thiếu đi một chút tôn trọng, vì thế mới thành ra như vậy. Giữa bạn bè với nhau khi thân cận quá, quan hệ sẽ trở nên phức tạp, khoảng cách quá xa thì lại mất đi liên lạc.

Hãy biết quan tâm, trân quý, che chở cho tình bạn. Cho dù không trường tồn muôn thủa, thì ít nhất đã từng có một tình bạn khắc cốt ghi tâm.

photo Friend_zpsktsdwthw.jpg

9. Thấu hiểu

“Thấu hiểu” là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới tình cảm.
– Thấu hiểu, chính là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác.
– Thấu hiểu, chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác.
– Thấu hiểu, chính là im lăng lắng nghe âm thanh của tâm hồn.
– Thấu hiểu, chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn.
– Người thấu hiểu, chính là yêu hết mức có thể. Bởi vì chỉ có “thấu hiểu”, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới biết thế nào là trân quý.

photo Thu hiu_zpszugstiv6.jpg

10. Lựa chọn

Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu.

Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không.

Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm.


Những điều đáng quý
– Gặp gỡ nhiều người thì biết sự đáng quý của tình bạn.
– Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của hiểu biết.
– Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của tư tưởng.
– Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí.
– Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của ý chí.
– Không thuận mắt nhiều thì biết sự đáng quý của tu dưỡng.
– Nịnh nọt nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành.
– Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ.
– Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh.


Theo  Tinh Hoa

Anh Thập chuyển

Đôi Thiên Nga - Minh Lương

Câu Chuyện Tháng Tư: Kẻ Ở Người Đi Và Một Sự Thật Bình Thường - Komori Yoshihisa - Khôi Nguyên Chuyển Dịch

 

“Nếu 500 ngàn trong tổng số 3 triệu dân Sài Gòn cầm súng chiến đấu với một tinh thần quyết tử thì chắc là quân cộng sản Bắc Việt phải chuốc lấy những thất bại nặng nề, và Sài Gòn sẽ trở thành một Stalingrad thứ hai. Lúc đó, dư luận thế giới bắt buộc phải quan tâm để đưa đến những cuộc thương thuyết về vấn đề ngưng chiến tại Việt Nam”.

Ngồi trước mặt tôi và sau lưng là những người lính cận vệ trong bộ quân phục Không Quân hùng dũng, cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ với một giọng chắc nịch và quả quyết, đã nói như vậy trong buổi phỏng vấn vào ngày 25/4/1975 tại nhà thờ Lộc Hưng ở ngoại ô thành phố Sài Gòn.

Ông Kỳ vốn là một nhân vật nổi tiếng vì trước đó đã giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam như Tư Lịnh Không Quân, Thủ Tướng, Phó Tổng Thống. Ông đã được biết qua báo chí thế giới bằng hình ảnh một người đàn ông có dáng gầy, cao vừa phải, dung mạo đẹp trai, và nhất là bộ ria đen nhánh. Vợ ông là một phụ nhữ xinh đẹp, xuất thân từ giới tiếp viên hàng không.

Tuy nhiên, từ năm 1971, trong cuộc tranh đua quyền lực, ông Kỳ đã bại dưới tay ông Nguyễn Văn Thiệu, một nhơn vật từng sát cánh với ông lúc trước. Vì thế, ông đã bị hất văng ra khỏi chính trường miền Nam. Sau đó, người ta ít thấy ông Kỳ xuất hiện và cho đến gần thời điểm nguy ngập vào mùa Xuân năm 1975, ông Kỳ đã lên tiếng chỉ trích những thất sách về mặt quân sự cũng như sự thối nát về mặt chính trị của chính quyền Sài Gòn.

Vào ngày 25/4/1975 nói trên, trong một buổi tập họp được Ủy Ban Hành Động Cứu Nước do linh mục Trần Hữu Thanh lãnh đạo đứng ra tổ chức, ông Kỳ đã đến tham dự và phát biểu. Khi ông Kỳ dùng xe jeep đến nhà thờ Lộc Hưng thì nơi đây đã có gần 3 ngàn giáo dân tụ tập sẵn ngoài sân từ bao giờ. Địa phận Lộc Hưng vốn là nơi cư trú của đa số người Công Giáo miền Bắc tỵ nạn Cộng sản di cư về đây từ năm 1954. Trước khi đến đây, ông Kỳ đã nhận trả lời phỏng vấn của những phóng viên ngoại quốc như chúng tôi.

“Nếu đồng báo nhứt trí đoàn kết, thì chúng ta sẽ còn con đường sống. Chúng ta phải cương quyết chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Quân cộng sản chỉ chờ đợi nơi chúng ta tự chia rẽ và tự tan rã mà thôi. Tôi sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết. Tôi muốn nói lên quyết tâm này với dân chúng Sài Gòn. Những người bỏ chạy ngay bây giờ trước khi quân địch tấn công vào đều là những kẻ hèn nhát”.

Đứng trên bục gỗ trước máy phóng thanh, lời kêu gọi của ông Kỳ vang dội đến mấy ngàn giáo dân Công Giáo như càng làm tăng thêm dũng khí cho họ.

Lúc này, quân Bắc Việt đã tràn đến những cứ điểm phòng thủ cuối cùng quanh vòng đai Sài Gòn sau khi nuốt gọn Xuân Lộc. Và Sài Gòn đang trong tình trạng hồi hộp, căng thẳng về một cuộc tổng công kích cuối cùng của quân Bắc Việt vào ngay lòng thủ đô. Tuy vậy, lúc nghe ông Kỳ diễn thuyết, tôi cũng cảm thấy yên tâm phần nào vì miền Nam vẫn có thể tránh khỏi một cuộc chiến bại toàn diện.


Thế nhưng vào sáng ngày 29/4/1975 ông Kỳ đã dùng trực thăng tháo chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.

Từ lúc ông Kỳ bỏ chạy cho đến giây phút cuối cùng khi Sài Gòn rơi vào tay quân Bắc Việt, chỉ đúng một ngày. Trong khoảng thời gian này, số những tướng lãnh cùng binh sĩ VNCH ở lại chiến đấu cũng không phải là ít và có những vị tướng đã hy sinh.

******

Dọc theo quốc lộ 13, cách Sài Gòn khoảng 50 km về hướng Bắc là căn cứ Lai Khê do sư đoàn 5 VNCH trấn giữ. Đây là một trong năm sư đoàn được phối trí theo thế chiến lược bảo vệ vòng đai thủ đô Sài Gòn. Lúc này, Tổng Tham Mưu chỉ huy quân Bắc Việt là tướng Văn Tiến Dũng đã huy động tất cả 5 quân đoàn gồm 15 sư đoàn với quân số khoảng 200 ngàn để chọc thủng những tuyến phòng thủ vòng đai cuối cùng hầu tiến chiếm Sài Gòn.

Đúng vào buổi sáng 30/4/1975, sư đoàn 5 của VNCH đã phải hứng chịu những áp lực nặng nề trước sức tấn công mãnh liệt của quân đoàn 1 Bắc Việt, cuối cùng vì lực lượng quá ít so với quân số hùng hậu của quân Bắc Việt, sư đoàn 5 tan vỡ và vị Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự kết liễu vận mạng bằng cái chết hiên ngang, bất khuất.

Tướng Lê Nguyên Vỹ, TL SĐ5 BB


Mặt khác, tại cứ địa Củ Chi cách Sài Gòn khoảng 30km về hướng Tây Bắc, sư đoàn 25 của VNCH cũng bị tấn công dữ dội và ngã gục trước quân đoàn III Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lý Tòng Bá vì muốn bảo vệ sinh mạng binh sĩ nên đã chịu hàng và bị bắt làm tù binh.


Tướng Lý Tòng Bá, TL SĐ25 BB

Ngay cửa khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là căn cứ Tân An nằm ở hướng Tây Nam Sài Gòn được sư đoàn 22 VNCH trấn thủ cũng không tránh khỏi sự tấn công mãnh liệt của lực lượng Bắc Việt và đã bị tiêu diệt. Kế đến là lực lượng những binh sĩ còn lại của sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo đang trấn đóng tại phía Đông Sài Gòn đã bị đột kích bằng chiến thuật biển người của quân đoàn 2 Bắc Việt. Sau khi thất thủ, tướng Lê Minh Đảo bị bắt làm tù binh.

Tướng Lê Minh Đảo, TL SĐ18 BB

Trong tình thế hiểm nghèo này, chỉ còn lại lực lượng duy nhất của sư đoàn 7 ở Mỹ Tho là tương đối có khả năng kéo về Sài Gòn tiếp ứng nhưng vì các trục lộ giao thông đã bị địch quân cắt đứt nên ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, sư đoàn 7 VNCH cũng đành phải đầu hàng.

Tướng Trần Văn Hai, TL SĐ7BB

(*ghi chú của HVR: Tư lệnh SĐ7BB, Tướng Trần Văn Hai đã tự vẫn ngay trong doanh trại đơn vị)

Tiếp theo tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 của VNCH là nơi kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tận lực trong việc bảo vệ và tiếp ứng cho hai sư đoàn 9 và 21 đang bị uy hiếp trầm trọng, nhưng kết cuộc cũng đành phải bó tay. Vị Tư Lệnh quân khu là tướng Nguyễn Khoa Nam cùng Tư Lệnh Phó là tướng Lê Văn Hưng đã chọn cái chết để bảo vệ khí tiết ngay tại căn cứ Cần Thơ.

Tướng Nguyễn Khoa Nam, TL QĐ4 QK4

*****

Đối với tôi, thì việc trong hàng ngũ những tướng lãnh và nhân viên cao cấp của chánh quyền miền Nam, người nào bỏ chạy, người nào ở lại tử thủ đã trở thành đối tượng cho sự suy nghĩ về những phương cách xử thế ở đời và là một bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Những người thường hô hào chiến đấu chống cộng tới cùng, hoặc kêu gọi sự đoàn kết và lòng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc một cách kịch liệt nhứt, lại là những người chạy trốn sớm nhứt. Ngược lại, những người có vẻ như thân Mỹ hay thân Pháp lẽ ra phải nhanh chưn chạy thoát thì lại hy sinh ở lại chiến đấu. Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được một sự thiệt rất bình thường là “nếu chỉ dựa vào lời nói của một người, ta sẽ không thể phán đoán hành động của họ như thế nào”.

Sau ngày Sài Gòn thất thủ hai năm, tôi được chuyển sang làm đặc phái viên ở Hoa Kỳ và đã có dịp ghé thăm nơi ở mới của ông Nguyễn Cao Kỳ tại California.

Từ lúc được chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận cho định cư, ông Kỳ đã mở một siêu thị để kinh doanh ở gần thành phố Los Angeles cách nhà ông khoảng chừng 20km, một ngôi nhà thuộc hạng sang trọng đối với tiêu chuẩn của vùng này. Sau khi nhấn chuông, tôi được ông Kỳ đích thân mở cửa đón tiếp. Trong bộ quần áo màu vàng nâu, ông Kỳ có dáng vẻ của một vị trưởng giả và nếu gọi là có sự thay đổi nơi ông thì có lẽ chỉ là màu của bộ ria nay đã trở thành màu tro nhạt.

Ông tiếp tôi tại phòng khách và nhận trả lời cuộc phỏng vấn. Sau khi kể lại những khó khăn ban đầu từ lúc ông cùng vợ và 6 người con 4 trai 2 gái đặt chưn tới đây, ông hồi tưởng lại chuyện chiến tranh: “Tôi đã từng chủ trương rằng, hòa hợp hòa giải với thế lực cộng sản kết cuộc chỉ là một ảo tưởng. Điều này hoàn toàn đúng. Vì vậy, đối với cộng sản chỉ có chọn lựa một trong hai con đường: hoặc đầu hàng, hoặc chiến đấu tới cùng. Về điểm này có thể nói là những nhận thức của Tổng Thống Thiệu rất đúng đắn và chính xác”.

Tuy nhiên, ông Kỳ đã không chiến đấu tới cùng với cộng sản.

Việc ông vừa tuyên bố sẽ tử thủ tại Sài Gòn sau đó lại bỏ chạy như vậy, quả thật đã khiến tôi khó đề cập đến vì thái độ biểu hiện của ông quá chai cứng: “Tôi đã cố gắng đến cuối cùng và biết rằng miền Nam sẽ hoàn toàn thất trận nên phải ra đi. Vả lại, tôi cũng chỉ là một dân thường mà thôi. Nếu như lúc đó tôi ở vào vị trí trọng yếu của chính quyền thì chắc chắn tôi sẽ ở lại tử thủ. Tuy vậy, đối với những chiến sĩ VNCH đã chiến đấu đến giờ phút cuối thì tôi rất kính phục và không biết phải dùng lời lẽ gì để biểu hiện cho sự kính phục này”.

Nói tóm lại, những lời biện minh, giải thích của ông Kỳ cho dù nghe ở một góc độ nào chăng nữa, quả thật người ta cũng không cảm nhận được ý nghĩa gì cả!


Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên

Bạn Thật May Mắn Khi Sống Qua Tuổi 65 - Youtube Phan Ngọc Thuận

Tuesday, April 23, 2024

Anh Ba "Phi-Lê" - Đoàn Xuân Thu

 
Hình minh họa 

Gần cả tháng nay, em yêu đi chợ về, mặt nhăn mày nhó. Ðồ ăn cái nào cũng đắt, cũng mắc. Tiền già bị nó ngắt te tua như tàu lá chuối trong cơn gió loạn.

Nghe em yêu rên rỉ như vậy, mấy giáo sư Kinh tế nghe cũng kinh đến thế; bèn chạy u ra siêu thị để xem sự thể ra sao?

Thì y như kinh, chớ em yêu của tui không có phao tin giả. Khoảng 7000 mặt hàng chưng trên kệ tại Woolworths và Coles cái nào cũng lên giá như pháo thăng thiên. Từ dầu, bơ, sữa, trứng, mì ống, trái cây, rau cải… tăng 15-20% hay hơn nữa. Thực phẩm tăng, tất nhiên đi nhậu ở nhà hàng tốn nhiều tiền hơn. Tốn thêm thứ một chút là tốn khẳm địa.

Mà đâu chỉ nước Úc Kangaroo nầy bị lạm phát đâu. Chú Sam Hoa Kỳ và 38 nước trong khối OECD, (Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế Thế Giới) giá cả đều tăng hết ráo.

Nhưng tại sao giá cả lại tăng? Nếu không biết câu trả lời, cứ bắt chước các chánh trị gia đổ thừa cho COVID-19 là xong ngay.

Vì đại dịch, nhà máy phải đóng cửa. Sản xuất ít hàng hóa, giá tất phải lên. Thiên hạ bu lại giành nhau mua; ngu sao mà không bán mắc chớ?

o O o

Anh Ba Hợi hồi còn trong nước có cái sạp thịt heo trong chợ Tân Ðịnh, đường Hai Bà Trưng, quận Nhứt Sài Gòn. Qua Úc, thấy thiên hạ ít ăn thịt heo, (vì một số theo đạo Hồi nó cữ). Ngon nhứt hạng trên thế giới (chỉ thua thịt bò Kobe của Nhựt) vì Bò Úc được nuôi bằng cỏ với hèm bia. Nên Úc gốc Anh, gốc Ý, gốc Hy Lạp, gốc Trung Ðông… gốc cây, đứa nào cũng đớp. Chỉ có mấy đứa Chà Và cà ri, theo đạo Hindu là nó cữ. Nhưng số thờ bò nầy ít, không đáng kể.

Vì vậy, dù Úc nói tiếng Anh,  anh Ba Hợi đổi qua tên Tây Phi Lê (Fillet) cho nó oách để đi bán thịt bò.

Mấy em ‘Mít’ đi chợ Footscray cười nhạo ảnh! Một chữ tiếng Tây không biết mà còn lấy le, lấy tên là ‘Phi Lê’. Mấy em tẩy chay cái tên Phi Lê, gọi là anh Ba Bò (ám chỉ ảnh ngu như bò). Sở dĩ mấy em không thích anh Ba Phi Lê vì anh có tật dê. Thấy em nào đẹp đẹp, sạch nước cản, đi chợ một mình không có chồng tò tò theo xách giỏ là ảnh bán rẻ. Lúc giao thịt, còn tranh thủ cọ quẹt tay của người ta. Thiệt là thằng cha già mất nết!*

Làm nghề đồ tể gần hết cả đời, kinh nghiệm cùng mình, anh Ba Phi Lê cho tui biết: “Thịt bò hiện giờ mắc hơn tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 31 năm bên Úc làm nghề bán thịt bò, tao chưa từng thấy điều gì như vậy. Tao nghĩ có thể sẽ tăng từ 10 đến 15% trước cuối năm nay. Và nó vẫn chưa kết thúc”

Tui hỏi sao anh biết? Mặc dù nhỏ bú sữa bò, lớn lên bán thịt bò, nhậu cũng ‘bít tết’ bò, ‘phi lê’ bò nhưng thằng chả không ngu như bò đâu. (Chỉ ngu như con lừa thôi). Anh Ba Phi Lê cắt nghĩa tại sao thịt bò Úc nó mắc nghe rất là thông thái như vầy nè: “Nước Úc hạn hán khốc liệt gần 10 năm liên tục. Trời không mưa. Ðất không nước. Cỏ không mọc. Bò lấy gì nhơi? Hậu quả tất nhiên đàn bò thịt khắp nước bị giảm xuống. Nuôi bò ít, ắt thịt bò cũng ít. Thịt ít mà dân Úc ăn cũng vậy tất giá ắt phải lên, phải mắc hơn! Giàu có tiền, cứ ăn, mắc rẻ đâu là chuyện lớn! Nghèo thì treo mỏ, nhịn thèm nhểu nước miếng, dòm miệng thiên hạ ăn!”

Anh tiếp tục lên giọng làm cha: “Bấy lâu nay anh thấy chú mầy đem bụng ở đời. Giờ ăn ít thịt để giảm cân, giảm mỡ máu. Ðỡ tốn.

Anh cũng nói y hịt như vậy với con vợ anh ở nhà. Nó kính cẩn nghe lời (hiếm khi lắm nhe) nên cái vòng số hai của em yêu thon gọn hơn. Anh chú mầy đã ở nhà mỗi tối nhiều hơn. Tuần chỉ trốn đi nhậu có một lần; chớ hổng phải tối nào cũng đi như lúc trước”

“Tuy nhiên, may một cái là gần đây nước Úc mưa nhiều hơn, đồng cỏ xanh tốt hơn. Ðàn bò nuôi lấy thịt đang hồi phục. Chú mầy chỉ cần thắt lưng buộc bụng ít ăn thịt bò chừng một năm rưỡi nữa thôi.

Còn ngay lúc nầy, nguồn thịt bò có hạn mà người ăn vẫn nhiều thì giá thịt bò vẫn vọt lên như hoả tiễn. Giá thịt cừu cũng tăng nhưng ít hơn thịt bò”.

Và vẫn còn may mắn cho túi tiền em yêu của tui là: dăm bông, xúc xích, thịt băm, thịt gà tây và thịt heo giá vẫn còn suýt soát như hồi năm ngoái.

o O o

Tui hỏi anh Ba Phi Lê: “Có phải anh cắt nghĩa vòng vo để biện hộ cho chuyện bán thịt bò cho con vợ tui mắc quá phải không? Tui nghỉ ăn thịt bò. Tui ăn tôm hùm?”
Anh Ba Hợi nghe vậy thất kinh hồn vía, tưởng tui mới vừa trúng số, nên nhìn tui lom lom, rồi hỏi: “Cu li! Tiền đâu chú mầy ăn tôm hùm?”

Bị chê là cu li, nghèo, ăn tôm hùm? Sức mấy? Tui tự ái, quạt lại: “Bán thịt bò, anh chỉ biết con bò. Anh không nhìn xa hơn cái ‘ngầu pín’. Anh không biết gì ráo mà còn ba xạo”

Tui lên giọng thầy đời: “Úc và Trung Cộng đang chơi nhau trận chiến tôm hùm đó!”

Ngửa cổ làm một hơi, hết chai VB (Victoria Bitter) cho thấm giọng, tui lên lớp anh Ba Phi Lê một bài về con tôm hùm thời mắc dịch như vầy nè: “Tôm hùm là món hẩu xực trong ẩm thực Trung Quốc.  Tàu Cộng nhập 90% số tôm hùm Úc xuất cảng. Nghĩa là có 10 con tôm hùm, Úc đem đi bán thì chú, thím ba giành ăn hết 9 con. Nên dân ngu khu đen như tui với anh bấy nay chỉ được ăn tôm hùm xào tỏi trong mơ thôi… vì nó mắc quá!”

“Nhưng giờ gió đã đổi chiều! Tôm hùm một ký chỉ còn 70 đô, bằng nửa giá năm ngoái!” “Trong khi giá thứ nào cũng leo lên giá tôm hùm lại tuột xuống? Tại sao vậy?”

“Chẳng qua Úc kêu Trung Quốc điều tra con ‘coronavirus’ ở đâu ra để thế giới biết để phòng ngừa cơn đại dịch mới có thể lại sẽ xảy ra. Yêu cầu vậy là đúng. Ðâu có gì là quá đáng?”

Nhưng nghe vậy, Tàu Cộng như đỉa phải vôi, ngúng nguẩy và giận lẫy. Chú ba bèn cấm nhập lúa mạch, bông, rượu vang và ngay cả tôm hùm… Ngay cả than đá chú ba cũng cấm. Mùa Ðông, nhà máy nhiệt điện không có than đá đốt lò. Thiếu điện lạnh quéo. Làm ‘bu-gi’ của mấy chú ba teo héo bằng trái ớt hiểm.

Úc tức quá đi thưa WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) chuyện Trung Quốc bán buôn cà chớn, bất chấp luật lệ quốc tế. Chơi đểu! Không công bằng!

Thấy cơ hội làm ăn, mấy chú ba Hong Kong chớp thời cơ nhập tôm hùm và hải sâm của Úc lên gấp đôi. Rồi chờ khuya khuya, lấy xuồng cao tốc chở qua đại lục bán kiếm tiền.

Bọn Hải quan Hong Kong đánh hơi được. Chúng muốn ăn tôm hùm và hải sâm miễn phí bèn tổ chức vây bắt.

Tôm hùm, hải sâm lên tới hàng tấn bị tịch thu. Cụt vốn mà còn nhốt người ta nữa. Cục trưởng Hải quan Hồng Kông tuyên bố tôm hùm, hải sâm của Úc nhập lậu vào Trung Quốc đại lục là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Úc bèn lên tiếng hỏi: “Tôm hùm nhập cảng là để hẩu xực mà đe dọa an ninh quốc gia cái giống gì?”. Úc yêu cầu Tàu giải thích nhưng mấy chú ba nầy nín khe.

Cái thói của CS, (dầu bên Tàu, bên Ta) đều một giuộc. Muốn bắt ai thì chụp cho nạn nhân cái mũ ‘đe dọa đến an ninh quốc gia’

Chính vì những chuyện tào lao của mấy chú ba Tàu như vậy nên tôm hùm Victoria giá đang rẻ nhứt trong 6 năm tính từ năm 2015.

Thôi thì vì cái nghĩa đồng bào, giúp ngư dân Úc đang dội chợ, chúng ta ăn tôm hùm. Vừa ngon lại rẻ.

Tui tin chắc như bắp là trên hầu hết các bàn tiệc Giáng Sinh của người dân Úc năm nay chắc sẽ có: Tôm hùm nướng bơ tỏi, nướng phô mai, rang muối, hấp bia. Tôm hùm xào mì, xào miến.

Càng kể nước miếng của tui càng nhểu ra, chảy dài tới rún hè!


Đoàn Xuân Thu